Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Những yếu tố tăng nguy cơ tiểu đường



Bệnh tiểu đường không chỉ do các tác nhân di truyền và thực phẩm có đường gây ra, mà còn do nhiều yếu tố.


Ngồi quá lâu.

 Một cuộc nghiên cứu của Đại học Leicester (Anh) cho thấy những phụ nữ có thói quen ngồi lâu đến 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường dạng 2 tăng cao gấp đôi so với những phụ nữ năng động hơn. Cuộc nghiên cứu trên 505 người đã cung cấp bằng chứng mới rằng việc ngồi quá lâu tác động đến khả năng kháng insulin và kích hoạt việc phóng thích các protein có liên quan đến chứng viêm ở phụ nữ.


Thiếu ngủ. 

Những người thường ngủ ít hơn 5 tiếng đồng hồ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng cao gấp đôi so với những người ngủ đủ, tức 7-8 tiếng mỗi ngày. Việc thiếu ngủ can thiệp vào đồng hồ sinh học của cơ thể và phóng thích các hormone stress vốn có thể làm mất khả năng ổn định lượng đường trong máu.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Ngừa được nhiều bệnh nhờ đánh răng

Ảnh minh họa - Ảnh: Shutterstock

(TNO) Việc đánh răng hai lần/ngày không chỉ giúp ngừa sâu răng mà còn giúp phòng được các bệnh tim, tiểu đường và sinh non, Dailymail dẫn lời các chuyên gia nha khoa cho biết.

Bệnh viện Nha khoa Sydney (Úc) đã thu thập răng sâu của hơn 70 bệnh nhân và phát hiện ra rằng sâu răng và nguy cơ bệnh tim mạch có liên quan với nhau.

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Bệnh của người làm việc một chỗ

Ăn uống kém, đau vai, đau thắt lưng... là một số bệnh mà những người có công việc thường ngồi một chỗ hay mắc phải.


Ảnh: Shutterstock



Những người làm công việc hành chánh, văn phòng, ngồi máy tính... do phải ngồi lâu nên cơ thể thiếu vận động, sẽ khiến nhu động ruột, dạ dày yếu đi, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm, cứ thế lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, ăn uống không ngon miệng, hay đầy và trướng bụng, hệ tiêu hóa hoạt động không tốt. Khi chúng ta không vận động thì thức ăn dung nạp vào cơ thể sẽ không được đốt cháy hết và sẽ tích tụ, làm cho dạ dày, ruột không được nghỉ ngơi. Ngoài ăn uống kém thì giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng, có thể thường xuyên ngủ kém, thậm chí mất ngủ.

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Xử lý khi bị bệnh giời leo

“Giời leo” là bệnh tổn thương ngoài da do tiếp xúc với côn trùng. Hiện bệnh “giời leo” đang bùng phát mạnh. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn xử lý hiệu quả khi bị “giời leo”.


1. Điều trị theo tây y

- Bạn cần dùng loại muối kiềm trung hòa để loại bỏ axit còn ở trên da bằng cách hòa Natribicacbonat với nước sạch sền sệt, sau đó đắp vào vết thương từ 15 – 20 phút .
- Căn cứ vào vết “giời leo” bạn nên sử dụng các loại thuốc bôi hợp lý. Nếu vết “giời leo” tiết ra nhiều dịch mủ hãy bôi thuốc một trong các loại thuốc như dalibour, castelani,.. Loại thuốc này có tác dụng làm dịu da, hút dịch. Trường hợp tổn thương có mủ hãy uống Amoxicilin hoặc Erythromycin.
- Bạn không nên băng kín vết “giời leo” mà hãy để hở và thường xuyên dùng bông sạch thấm dịch tiết ra từ vết “giời leo”.
- Để tránh nhiễm trùng và sốt có thể uống kháng sinh loại nhẹ.