Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Hoa xuyên tuyết: Đẹp thuần khiết đến ngây ngất


Hoa xuyên tuyết là loài hoa màu trắng với 3 cánh hoa nhỏ màu xanh ở giữa được bao bên ngoài bởi 3 cánh hoa lớn hơn, tạo thành hình ống. Hoa có nguồn gốc từ Châu Âu và vùng Tiểu Á. Thân mọc lên từ củ với 2 hoặc 3 lá dài và hẹp có màu xanh đậm. Mỗi cây nở ra duy nhất một bông hoa màu trắng, thường vào đầu xuân nhưng thỉnh thoảng lại vào giữa đến cuối đông. Ở miền Nam, hoa lại nở vào cuối thu đến mùa đông.























 



Loài hoa tượng trưng cho niềm hy vọng này đã có trong truyền thuyết từ thời xa xưa. Khi Adam và Eva bị đuổi khỏi vườn Địa đàng, rét lạnh và băng giá bao trùm Trái đất, những bông tuyết không ngừng rơi…


Họ đau buồn luyến tiếc khu vườn hoa và mùa xuân vĩnh cửu nơi Thiên đàng. Không thể cầm lòng, Eva bật khóc trong nỗi tuyệt vọng, mùa đông ở trái đất đối với cô dường như là vĩnh cửu.


Chứng kiến cảnh đau lòng đó, Chúa Trời đã rủ lòng thương và biến những bông tuyết đang rơi thành những chiếc chuông hoa mỏng manh xinh đẹp màu trắng. Điều này mang đến cho hy vọng cho loài người nơi Trái đất về mùa xuân đang tới và để họ biết rằng Ngài luôn luôn ở bên họ.


Hoa xuyên tuyết cũng được coi là sự hóa thân của một thiên thần vốn vẫn trú ngụ trong bông tuyết. Hoa luôn nở vào những ngày ảm đạm cuối đông, báo hiệu vạn vật sẽ hồi sinh sau một mùa đông giá buốt.


Với những cánh hoa có hình dáng như giọt sữa, hoa xuyên tuyết được gắn liền với sữa như là cốt lõi của cuộc sống. Vì vậy, tại một số vùng ở Cộng hòa Séc, có truyền thống đặt những bông hoa xuyên tuyết đầu tiên vào thức ăn cho bò sữa.


Vào ngày Valentine ở Đan Mạch, những chàng trai gửi tặng bạn bè mình hoa xuyên tuyết và gửi tới người mình yêu những lá thư tình yêu với câu hỏi: “Em có muốn là bông hoa xuyên tuyết của anh không?”.


Người Nga thì lại có hẳn một câu chuyện dài hơn để kể về hoa xuyên tuyết. Rằng ngày xưa thần Mùa Đông, thần Gió và thần Rét muốn cho cái lạnh giá mãi ngự trị trên mặt đất.


Chính vì thế, họ quyết định ngăn không cho thần mùa Xuân đến, bằng cách đe dọa mọi loài hoa trên trái đất không được nở. Hết thảy mọi loài đều e sợ lời của họ, duy nhất của có hoa xuyên tuyết là dũng cảm chống lại.


Hoa xuyên tuyết đứng thẳng thân người, khoe những cánh hoa trắng rực rỡ, kiêu hãnh và không chùn bước, gọi thần Mặt trời cùng thần Mùa Xuân lại về, đem sức sống đến cho muôn loài.


Tại Bắc Mỹ, các thổ dân vùng thảo nguyên thuộc thượng lưu sông Mississippi coi hoa Xuyên Tuyết là biểu tượng của lòng dũng cảm, sự bền bỉ và chịu đựng, lòng trung kiên sắt đá.


Như đứa trẻ của cuối đông lạnh lẽo
Hoa rụt rè đánh thức gọi chào xuân
Dịu dàng hương lan tỏa nhịp bâng khuâng
Đẹp diễm tuyệt không hoa nào sánh được
Giữa khung cảnh đông tàn còn ẩm ướt
Hoa nở xinh như viên ngọc hiện hình








Sưu tầm Internet

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Ý nghĩa hoa cúc



Tên tiếng Việt - Tên tiếng Anh - Tên tiếng Pháp - Tên Latin - Ý nghĩa
Innocence - Loyal love - I’ll never tell - Purity – Beauty
Hoa cúc kép : Daisy double - Paquerette double - Bellis hortensis - Affection
Hoa cúc đơn : Daisy single - Paquerette simple - Bellis simple - Innocence
Hoa cúc dại : Daisy wild - Marguerite des près - Bellis perennis - Do you love me ?

Cúc dại là loài hoa nhỏ thường mọc hoang, có những cánh trắng ngần, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi. Trẻ em thường thích hái hoa cúc dại để kết thành bó hay xâu thành chuỗi. Ở Anh, cúc dại còn được gọi là Baby’s pet hay Bairnwort có nghĩa là hoa của trẻ em.

Tên tiếng Anh - Daisy - của loài hoa này bắt nguồn từ một từ Saxon, day’s eye, có nghĩa là “con mắt ban ngày”, có lẽ vì hoa nở cùng với ánh sáng ban mai rồi khép lại những cánh trắng khi chiều xuống.


Theo thần thoại La Mã, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides, một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào mắt xanh của Vertumrus, vị thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, Flora, nữ chúa các loài hoa, đã biến cô thành một đóa hoa cúc trắng.

Còn theo truyền thuyết của người Ailen cổ, hoa cúc trắng chính là linh hồn những hài nhi đã chết khi vừa mới sinh ra. Chúa rải hoa cúc khắp núi đồi và thảo nguyên, khắp trần gian để làm vơi đi nỗi buồn của những người cha mẹ ấy. Truyền thuyết giải thích tại sao daisy mang ý nghĩa sự trong trắng - ngây thơ.

Người ta tìm thấy rất nhiều hình những bông cúc trên gốm sư Ai Cập cũng như ở những nơi khác suốt vùng Trung Đông. Người Assyria dùng hoa cúc để chữa một số bệnh về mắt. Họ cũng tin rằng, nếu bạn nghiền hoa cúc và trộn chúng với dầu rồi quét lên tóc sẽ làm cho tóc muối tiêu đen trở lại. (Assyria là một đế quốc thời cổ đại ở Tây Nam châu Á, bành trướng từ vịnh Ba Tư đến Ai Cập và vùng Tiểu Á, vào thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên).


Ở Việt Nam, hoa cúc được xếp vào tứ quý (Mai, Lan, Cúc, Trúc). Người thời xưa yêu hoa cúc vì nó là loài hoa : “Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa”. Lá hoa cúc không bao giờ rụng khỏi cành, dù đã héo quắt. Hoa cúc cũng không chịu rụng, dù héo khô vẫn bám lấy cành như người quân tử suốt đời không rời xa lý tưởng của mình. Trong quốc huy nước Nhật cũng có hình hoa cúc .

“Marguerite”-tên tiếng Pháp của hoa cúc, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt ngọc trai “pearl”. Người ta nói rằng, St. Louis đã khắc hình hoa cúc cùng với hoa diên vĩ (fleur-de-lis) và thánh giá trên chiếc nhẫn của ông. Chiếc nhẫn này, theo lời nhà vua, tượng trưng cho tất cả những gì ông yêu quý nhất : tôn giáo, nước Pháp, và vợ ông - Marguerite.

Có một câu nói xưa của người Anh bảo rằng mùa xuân vẫn chưa đến cho tới khi bạn có thể đặt bàn chân mình trên 12 bông cúc. Họ cũng cho là, nếu bạn mơ thấy hoa cúc vào mùa xuân hay mùa hè thì tốt, nhưng nếu vào mùa thu hay mùa đông thì lại là điềm chẳng lành. He loves me, he loves me not, he loves me… Nếu một cô gái nhỏ nhắm mắt lại và hái một chùm cúc dại rồi đếm thì số hoa trong chùm hoa đó sẽ là số năm còn lại trước khi cô lấy chồng. Các thiếu nữ cũng thường bói tình yêu bằng cách lần lượt bứt từng cánh của một bông cúc dại đồng thời lập đi lập lại điệp khúc :

“Chàng yêu ta, chàng không yêu ta, chàng yêu ta…”

Nếu có thể trở thành một bông hoa
Xin được hóa thân thành hoa cúc trắng
Khép nhẹ khi hoàng hôn tĩnh lặng
Và nhờ dương đánh thức lúc ban mai
Ta đón chào tia nắng sớm khoan thai
Và đón cả những long lanh nước mắt

nguồn Internet!

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Bánh chuối khoai chiên


Trời se lạnh làm bánh khoai ăn những miếng bánh khoai vàng ươm, giòn bùi thật ngon và hấp dẫn.


Nguyên liệu:

- Khoai lang vàng: 2 củ
- Chuối lá Xiêm: 3 trái
- Bột mì: 160 gr
- Nước: 300 ml
- Bột nghệ: 1 thìa cà phê


Cách làm:

Bước 1: Khoai lang gọt vỏ, bổ dọc củ khoai thành các lát mỏng, dài. Sau đó xắt sợi và ngâm vào 1 bát nước muối pha loãng để khoai không bị thâm đen và khi rán được giòn.


Bước 2:
Pha bột mì, bột nghệ với nước tạo thành hỗn hợp màu vàng có độ sền sệt.


Bước 3: Chuối bóc vỏ, 1 quả chuối mình thường bổ làm 4-5 lát mỏng. Rán bánh đến đâu các bạn mới nên thái chuối đến đấy vì nếu bóc và thái sớm thì chuối dễ bị thâm đen.


Bước 4
: Thả khoai vào hỗn hợp bột vừa pha, dàn đều lên xẻng rán hoặc 1 chiếc thìa lớn, xếp 2 miếng chuối lên rồi phủ 1 lớp khoai nữa che kín miếng chuối.


Bước 5:
Đợi dầu nóng già các bạn nhẹ nhàng dùng đũa gạt phần khoai và chuối xuống chảo, rán ngập dầu.


Bước 6: Đợi bánh khoai vàng hẳn một mặt mới lật bánh chuyển sang rán tiếp mặt kia. Khi bánh chín vàng và khoai trở nên cứng giòn thì các bạn vớt bánh ra đặt lên 1 chiếc đĩa lót sẵn giấy thấm dầu rồi tận hưởng thành quả nhé.




Nguồn Internet!!!
Chúc các bạn thành công!