Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Cách làm sạch bao tử (dạ dày) heo


Bao tử là món ăn khoái khẩu của nhiều người và rất thích hợp để làm món nhắm. Tuy nhiên quá trình sơ chấ thường mất nhiều thời gian. Bạn cần làm thật kỹ để bao tử hết mùi hôi.




1. Lộn trái bao tử, rửa trực tiếp dưới vòi nước, dùng dao cạo sạch màng nhầy

2. Giữ nguyên bề trái, cho bột mỳ vào bóp thật kỹ để bao tử ra nhớt.

Gỏi bao tử heo


Với vị ngọt, chua, cay, gỏi bao tử heo rất thích hợp làm món khai vị.

Nguyên liệu:

1 cái bao tử heo

150g ngó sen

½ trái dưa leo

½ củ cà rốt

½ củ hành tây

4 muỗng canh nước cốt chanh

½ muỗng cà phê ớt bằm

Gia vị: 3 muỗng đường cát, ½ muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng canh nước mắm, 20g nhánh ngò rí xay vắt lấy nước cốt.



Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Cách xếp đặt hoa trên bàn tiệc tuyệt đẹp

Năm nay, hoa kết hợp cùng chân nến ngày càng phổ biến và được ưa chuộng, ngoài ra nhiều mẫu hoa thấp xinh xắn cũng là lựa chọn thông minh.

Trên bàn tiệc, bình hoa cưới sẽ là điểm nhấn trung tâm, gây chú ý với khách mời. Khi biết cách kết hợp khéo léo, những bình hoa trên bàn tiệc sẽ tạo ra một không khí đồng nhất cho đám cưới, tô điểm thêm cho không gian. Năm nay, các cô dâu chú rể ưa chuộng nhiều mẫu hoa cao, kết hợp cùng chân nến hoặc bình thủy tinh dáng cao. Những mẫu hoa này là lựa chọn hoàn hảo cho đám cưới sang trọng. Ngoài ra, các mẫu hoa thấp, xinh xắn cũng là gợi ý để cô dâu chọn cho đám cưới.

Mời các đôi uyên ương chiêm ngưỡng mẫu hoa bàn tiệc tuyệt đẹp:


 
Hoa kết hợp cùng bình thủy tinh mang đến vẻ long lanh, sang trọng.

Chọn hoa cẩm chướng tiết kiệm cho tiệc cưới


Ưu điểm lớn của hoa cẩm chướng là giữ được vẻ bền lâu và có giá cả rẻ hơn nhiều loại hoa phổ biến trong tiệc như hoa lan, hoa hồng.

Những bông hoa cẩm chướng, hay còn gọi là hoa phăng ở Việt Nam có nhiều sắc màu sinh động, từ trắng, hồng, vàng, cam, đỏ... nên khi trang trí đám cưới, cô dâu chú rể sẽ có nhiều lựa chọn phong phú. Ưu điểm lớn của hoa cẩm chướng là giữ được vẻ bền lâu và có giá cả rẻ hơn nhiều loại hoa phổ biến trong tiệc như hoa lan, hoa hồng. Ngoài ra, khi chọn các bông cẩm chướng to, tròn, bạn có thể kết được những quả cầu hoa hay bó hoa cưới mà không cần sử dụng quá nhiều hoa nguyên liệu.

Tùy sắc màu đám cưới, cô dâu có thể lựa chọn hoa cẩm chướng sao cho phù hợp. Loại hoa mềm mại này có thể xuất hiện ở tất cả mọi nơi trong tiệc cưới, từ hoa trang trí trên bàn tiệc, cổng hoa, cầu hoa, trang trí bánh cưới hay làm hoa cầm tay cho cô dâu, hoa cài áo cho chú rể.

Mời bạn tham khảo một số cách kết hợp cẩm chướng trong đám cưới

1. Hoa cưới

Cô dâu có thể chọn bó hoa cưới nhiều màu sắc, nổi bật trên nền váy cưới trắng. Bạn có thể chọn một màu hoa, hoặc kết hợp nhiều màu sắc khác nhau tạo vẻ đẹp tươi tắn, đa dạng. Ngoài ra, hoa của chú rể cũng nên cùng tông màu với sắc hoa cưới của cô dâu, khiến hai người ton sur ton, ăn ý trong đám cưới.

Các mẫu hoa cưới hoàn hảo cho mùa đông

Vào mùa đông, các cô dâu thường yêu thích màu hoa đậm, mang tông màu đỏ, hồng.




Củ cải - Nhân sâm mùa đông


Củ cải trắng là món ăn không thể thiếu của rất nhiều gia đình trong mùa đông, ngoài nấu canh, xào với thịt, kho thịt…củ cải còn có rất nhiều cách ăn mới và có hiệu quả chữa bệnh rất tốt.

Củ cải càng “cay”, phòng ung thư càng tốt





Củ cải là thực phẩm tốt nhất trong các loại rau, thành phần dinh dưỡng phong phú, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C nhiều gấp 10 lần so với quả Lê. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư.

1. Trong củ cải hàm chứa nhiều chất xơ có thể kích thích dạ dày, đường ruột nhu động, giảm bớt thời gian lưu lại của “chất thải” ở trong đường ruột, phòng chống ung thư kết tràng và ung thư trực tràng.

Nắng nóng chữa nhiệt miệng bằng củ cải


Dưới đây là một số công dụng hữu ích của củ cải đối với sức khỏe.

Củ cải dùng làm rau ăn, có thể chế biến thành nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, cá, làm dưa... rất ngon miệng. Ngoài ra, với vị cay, tính lạnh, củ cải còn là một vị thuốc.


Củ cải trắng chứa 92% nước; 1,5% protit; 3,7% gluxit; 1,8 celluloz. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C. Một số bài thuốc từ củ cải như sau:

Trị chứng khản tiếng, không nói được: 

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Mẹo giải rượu đơn giản bằng thực phẩm

Trong các buổi tiệc liên hoan gặp mặt, họp lớp, tiếp khách…bạn không thể từ chối ly rượu mời của bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng. Uống nhiều có thể bạn bị say. Một số mẹo nhỏ đơn giản dưới đây giúp bạn giải rượu hiệu quả.

Nước mía:

Uống nước mía tươi ép khi say sẽ đỡ mệt và có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.



Nước mía có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất 

Nước bưởi:


 Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và làm giải ngộ độc rượu.

Quả lựu - Vị thuốc đa năng


Quả lựu ngừa ung thư vú

Cây lựu còn có tên: thạch lựu, thừu lựu. Tên khoa học: Punica Gracinatum L. Họ lựu Punicaceae. Ở Việt Nam, cây lựu được trồng nhiều để lấy quả ăn, làm thuốc và làm cảnh. Cả cây lựu đều làm thuốc chữa bệnh. Từ xưa quả lựu được ca tụng về cả 2 phương diện dinh dưỡng và trị liệu. Thành phần hóa học: dịch quả chứa acid citric, ac.malie, các đường glucoza, fructoza, mantoza…Vỏ quả và vỏ rễ chứa nhiều tanin, granatin, hoạt chất peletierin, izopeletierin, ac.betulic, ac.usolic và iso quercetin. Nước ép lựu là nguồn kali, vitamin C và các chất chống ôxy hoá quý. Theo Đông y vỏ quả vị chua, chát, tính ấm, chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng. Vỏ thân, vỏ rễ vị đắng chát, tính ấm, sát trùng. Vỏ thân rễ dùng tẩy sán.

Một số cách dùng quả lựu chữa bệnh:

- Lao phổi, viêm phế quản mạn tính ở người già: quả lựu tươi chưa chín 1 quả, bóc lấy hạt ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Trẻ em có tích trệ ăn không tiêu, có ký sinh trùng đường ruột dùng nước ép hạt lựu thêm đường và nước cho uống. Tuy hiệu quả kém nhưng an toàn hơn vỏ rễ lựu.



- Phòng chữa cam tích ở trẻ em (thực tích, thực trệ, tiêu chảy…): lấy quả lựu muối nấu cháo cho trẻ ăn.

Quả lựu - thần dược phòng the và kéo dài tuổi xuân


Lựu thực sự là loại quả tuyệt vời cho bất cứ mùa nào trong năm.

“Dưới trăng quyên đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” - trong đầu Vân thi thoảng vẫn văng vẳng hai câu thơ học từ hồi nhỏ ấy, chẳng cứ phải hè đến hay thu sang. Có lẽ bởi hình ảnh đẹp của bài thơ, và cũng bởi nó nhắc nhớ tới khóm lựu bên chái nhà Vân. Hoa lựu rồi sẽ kết thành quả lựu với những hạt hồng hồng trong suốt, đẹp tinh khiết như những hạt ngọc - một trong những loại trái cây có lợi cho sức khỏe nhất thế giới.

“Lửa lựu lập lòe đơm bông”




Quả lựu - biểu tượng của tình dục xưa và nay?

Lựu (còn gọi là thạch lựu, nhược lựu) không phải là cây được trồng quá phổ biến nhưng không đến nỗi khó tìm. Ít ra thì trong xóm nhà Vân cũng đã có nhà Vân và nhà cu Tiến trồng tổng cộng 5 cây lựu. Nhà Vân chỉ có một cây, trồng coi như làm cảnh và bố mẹ Vân cũng không mấy để ý tới tác dụng của nó. Thế nhưng nhà Tiến có ông nội chuyên bốc thuốc đông y, ông chăm chút 4 cây lựu trong khu vườn sum suê của ông lắm. Từ khi Vân còn nhỏ, đã nghe nói ông của Tiến sử dụng cả lá, hoa, vỏ quả, rễ lựu làm thuốc chữa các bệnh chảy máu cam, viêm tai giữa, làm ấm phổi, trị quai bị, đau răng, chốc đầu trĩ…

Trái lựu gây bất ngờ cho y học


Nhiều người thích ăn lựu vì cái vị chua chua ngọt ngọt của nó nhưng ít ai ngờ trái lựu lại là một loại dược liệu quý.

Hai nhà khoa học Do Thái tiến hành song song hai công trình nghiên cứu trên trái lựu đã cùng xác định được một loạt những cách trị liệu rất ấn tượng. Họ cũng đã tìm ra được nhiều sản phẩm từ cây lựu vốn được trồng khá phổ biến ở Israel (mỗi năm thu hoạch được 3.000 tấn quả) và ở khắp nơi trong vùng Địa Trung Hải.


Hạt lựu

Tại Trung tâm Y khoa Ramban ở Haifa (Israel), Michael Aviram sử dụng nước ép trái lựu chống lại cholesterol và chữa trị các bệnh tim mạch. Và tại hãng Rimonest của trường đại học Technion (Haifa), ông Ephraim Lansky lại giới thiệu trái lựu như một loại thuốc vạn năng gần như trị bá bệnh. Theo ông, nước quả, thịt quả và vỏ quả lựu đều có những đặc tính chống cholesterol, chống lão hóa và có lẽ trị được bệnh ung thư và AIDS.

Bì Chay



Nguyên Liệu :

- 1 miếng đậu hũ
- 1 củ sắn nhỏ
- 2 củ khoai tây loại vừa ( hoặc khoai lang )
- 1 gói miến nhỏ
- 50g thính gạo rang
- chút bột ngọt
- 1 muỗng cà phê bột nêm chay hoặc muối
- 1/2 muỗng cà phê đường
- chút tiêu
- bơ rô chiên vàng với dầu cho thơm hoặc nếu ai không kiêng thì dùng tõi giã nhuyễn phi thơm với dầu ăn .

Chuẩn bị :

Cách Làm Chã hấp Chay





- 1 miếng đậu hủ trắng lớn

- 100g nấm rơm

- 1 lọn bún tàu nhõ

- 1 muỗng canh bột mì

- bơ rô lấy phần cũ trắng một phần băm nhuyễn, một phần phi vàng với dầu ăn cho thơm

- 1 ít bột màu gạch tôm

- Tiêu xay

- Ngò.

- bột ngọt ,muối , 1 muỗng canh bột năng, 1/2 muỗng canh đường cát trắng , 5 muỗng canh dầu ăn- Gia vị


Cách làm :

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Thơm ngon tô bún giả cầy

 Dưới đây là công thức làm bún giả cầy các bạn cùng vào bếp nhé!

Bát móng giò được ninh nhừ, thịt mềm thơm thơm mùi riềng mẻ đặc trưng ăn cùng với bún là hợp nhất.


Nguyên liệu:

500g móng giò
1 nhánh riềng
1 cây sả
Mẻ (nấu cơm hơi nát, rảy ít nước ấm quanh hạt cơm, dùng tay bóp đều, cho vào hũ kín để khoảng một tuần là có mẻ dùng),
Mắm tôm,
Nước mắm,
Muối,
Hạt nêm và tỏi
Hành lá, rửa sạch, thái nhỏ
Rau răm, rau thơm rửa sạch
Bún.

Cách làm:

Chế biến món Bún Bì Chay


Nguyên liệu :

1.Bún tươi hoặc bún khô trụng đều được

2.Tàu hủ chiên (miếng hình chữ nhật)

3.Khoai tây (có thể thay bằng khoai lang, hoặc cả hai loại khoai nếu thích)

4.Bún tàu

5.Thính

6.Các loại rau sống, dưa leo, đồ chua ăn kèm

7.Nước tương, đường, chanh hoặc giấm

8. Đậu phộng rang vàng, để nguyên hột.


Cách làm:

Thơm ngon tô bún bì Nam Bộ

Nếu Hà Nội nổi tiếng với món bún chả, bún ốc; Huế có bún bò, bún riêu cua; Quy Nhơn, Nha Trang có món bún sứa.... thì đến đất Nam bộ thực khách sẽ không thể bỏ qua món bún bì dân dã.



Ở vùng đất Nam bộ món bún bì được bán tương đối phổ biến vào buổi sáng như một món điểm tâm gọn nhẹ, và không chỉ ăn sáng người ta còn làm để ăn trưa, ăn chiều như một món chính.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Vi Cá Hồi Nướng Bạc Hà


Cá hồi chỉ nên nướng chín vừa để ko bị quá khô, mất ngon !

Nguyên liệu :

- 400g vi cá hồi

- 30g lá bạc hà khô

- 30g lá bạc hà tươi

- 3 củ hành tây

- 3 nhánh hành lá

- 1 khúc boa-rô

- 1 thìa sút dầu ôliu

- 1 thìa cafe hạt nêm

- 1 súp bơ

- muối

- giấm.


Thực hiện 

Cá hồi Carpaccio


Nguyên liệu:

300g phi lê cá hồi
40g cải thảo thái nhỏ
40g củ dền thái sợi
40g ớt chuông vàng thái sợi, một ít rau mầm
40g hành tím thái mỏng, băm nhỏ
40ml dầu ô liu (loại extra virgin)
½ muỗng xúp rau mùi tây thái nhuyễn
1/2 muỗng cà phê hẹ thái nhuyễn
hai muỗng cà phê nước cốt chanh
ba muỗng cà phê vỏ chanh bào
muối tiêu vừa đủ.




Thực hiện:

Cắt cá hồi theo chiều dài thành năm phần bằng nhau, bọc từng phần cá hồi lại bằng màng bọc thức ăn, có thoa ít dầu ô liu. Dùng một dụng cụ đập giập bằng gỗ, đập cho cá mỏng ra, cho ra đĩa, cho thêm dầu ô liu để tránh cá dính vào nhau.

Trong khi đó, chuẩn bị một cái tô nhỏ, trộn đều cải thảo, củ dền, ớt chuông vàng, hành tím đã thái sợi và rau mầm với dầu ô liu. Lấy một cái tô khác, trộn rau mùi tây, hẹ, vỏ chanh, nước cốt chanh cùng với dầu ô liu, trộn đều với muối tiêu thành hỗn hợp chua chua.

Xếp phần rau đã trộn bên dưới, chừa một ít rắc lên mặt, đặt cá hồi lên trên, thêm ít dầu ô liu, rưới hỗn hợp chua lên và dùng ngay.

sưu tầm

HỒI


Cây hồi, còn có tên đại hồi, đại hồi hương, bát giác hồi hương, tiếng Bắc Kinh gọi là Bajiao, tên khoa học là Illicium verum, thuộc họ hồi (Illiaceae), thường bị lầm với cây hồi Nhật Bản (Illicium anisatum) hoặc cây hồi núi (Illicium griffithii) đều có chất độc. Ngoài ra, còn có cây tiểu hồi (Foeniculum vulgare, họ Apiaceae) được di thực từ các nước vùng Địa Trung Hải về trồng ở Việt Nam. Cây thân thảo nhỏ, nhìn qua rất giống cây thìa là, toàn cây khi vò nát cũng có mùi thơm của hồi. Dùng quả làm thuốc với tên hồi hương, thành phần chính cũng là tinh dầu (Anethol).

Trong dược liệu, khi nói đến đại hồi hay bát giác hồi hương là nói đến quả chín phơi khô của cây hồi.

Mô tả cây


Hồi là cây nhỡ, cao khoảng 2 - 6m, thân thẳng to, cành thẳng, nhẵn, dễ gãy, lúc non màu lục nhạt sau chuyển thành màu xám. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, cánh hoa màu trắng ở phía ngoài, màu hồng ở phía trong. Quả hồi (dân gian thường gọi nhầm thành hoa hồi) gồm có 6-8 đại (cánh), có khi nhiều hơn, xếp thành hình sao, đường kính trung bình 2,5 - 3cm, lúc tươi có màu xanh, khi chín khô cứng có màu nâu hồng. Hạt nhỏ hình trứng, nâu nhạt, nhẵn bóng, nằm ở chính giữa mỗi đại khi nứt làm hai.

Thảo quả


1. Thảo quả

Thảo quả còn gọi là đò ho hay tò ho,
có tên khoa học là Amomum aromaticum Roxb (Amomum tsao-ko Crév.et Lem).

Cụm hoa có màu đỏ nhạt mọc từ gốc, dài 13-20cm. Trên mỗi bông có từ 8-17, quả, khi chín màu đỏ nâu bóng nhẵn, vỏ ngoài dày 5mm. Trong quả chia thành 3 ngăn, mỗi ngăn có khoảng 7 hạt có áo hạt hình tháp ép vào nhau mùi rất thơm.


Trong thảo quả có tinh dầu với tỷ lệ 1-1,5%. Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm ngọt, vị nóng cay dễ chịu. Thảo quá có vị cay, tính ấm có tác dụng táo thấp kiện tỳ, khu đàm tiệt ngược, tiêu thực trừ hàn.

Ngoài ra, thảo quả còn được dùng làm thuốc chữa đau bụng đầy trướng, ngực đau, nôn oẹ, tiêu chảy, trị sốt rét, lách to, ngâm nước chữa hôi mồm, ho, chữa đau răng, viêm lợi. Liều dùng 3-6g dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc thuốc viên.

Từ đầu tháng 9 âm lịch tới, bà con các dân tộc Dao, Mông, Hà Nhì của vùng núi cao tỉnh Lào Cai lại nô nức vào rừng thu hái vụ thảo quả mới.