Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Thảo quả


1. Thảo quả

Thảo quả còn gọi là đò ho hay tò ho,
có tên khoa học là Amomum aromaticum Roxb (Amomum tsao-ko Crév.et Lem).

Cụm hoa có màu đỏ nhạt mọc từ gốc, dài 13-20cm. Trên mỗi bông có từ 8-17, quả, khi chín màu đỏ nâu bóng nhẵn, vỏ ngoài dày 5mm. Trong quả chia thành 3 ngăn, mỗi ngăn có khoảng 7 hạt có áo hạt hình tháp ép vào nhau mùi rất thơm.


Trong thảo quả có tinh dầu với tỷ lệ 1-1,5%. Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm ngọt, vị nóng cay dễ chịu. Thảo quá có vị cay, tính ấm có tác dụng táo thấp kiện tỳ, khu đàm tiệt ngược, tiêu thực trừ hàn.

Ngoài ra, thảo quả còn được dùng làm thuốc chữa đau bụng đầy trướng, ngực đau, nôn oẹ, tiêu chảy, trị sốt rét, lách to, ngâm nước chữa hôi mồm, ho, chữa đau răng, viêm lợi. Liều dùng 3-6g dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc thuốc viên.

Từ đầu tháng 9 âm lịch tới, bà con các dân tộc Dao, Mông, Hà Nhì của vùng núi cao tỉnh Lào Cai lại nô nức vào rừng thu hái vụ thảo quả mới.
Thảo quả không chỉ là cây thuốc quý mà còn để chế biến các loại gia vị độc đáo không thể thiếu trong chế biến món ăn của người Á Đông.

Thảo quả được dùng làm gia vị ăn liền với thịt, cá (khi nấu để cả quả, nhưng sau đó lấy ra vì nồng) và dùng để thêm vào một số bánh kẹo.

Điểm đặc biệt của cây thảo quả là chỉ phát triển bình thường và cho ra quả nếu được trồng dưới những tán cây lớn trong rừng nguyên sinh ở một số huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La.

Hiện nay tỉnh Lào Cai gần 3.000 héc ta thảo quả (lớn nhất cả vùng Tây Bắc), năng suất bình quân 250 kg quả khô/héc ta, giá bán tại nhà là 65.000 đồng/kg quả khô, còn đưa sang thị trường Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) có giá bán trên dưới 120.000 đồng/kg (có năm lên hơn 240.000/kg).

Thảo quả nguồn thu lớn và quan trọng của một số xã và nhiều gia đình ở vùng cao tỉnh Lào Cai.

Không ít gia đình đã thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú từ trồng thảo quả trong rừng nguyên sinh. Có lẽ vì vậy, cây rừng tự nhiên trong những nương thảo quả luôn được người dân tự nguyện bảo vệ nghiêm ngặt từ đời này sang đời khác.

2. Xin giới thiệu chùm ảnh chúng tôi vừa ghi lại trong mùa thu hoạch thảo quả năm 2009 của vùng núi cao Bát Xát, tỉnh Lào Cai:



Thảo quả tươi vừa được cắt dưới gốc cây




Tháng 9-10 âm lịch hàng năm là mùa thu hái thảo quả chín




Gia đình chị Lý Tảo Mẩy ở thôn Ngải Chồ, xã Dền Sáng, huyện Bát Xát chọn thảo quả để sấy khô



Chùm thảo quả sấy khô đạt loại A giá bán 67.000 nghìn đồng/kg ngay tại nhà



Ông Tẩn Phu Seo, người thôn Trung Chải, xã Dền Sáng (Bát Xát) kiểm tra thảo quả sau khi sấy khô



Một điểm thu mua thảo quả ở xã Sảng Ma Sáo (Bát Xát) sáng ngày 25/10 với giá bán 65.000 đồng/kg 




Những nương Thảo quả dưới tán rừng già cao 1.600 mét ở khu vực Ý Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét