Lựu thực sự là loại quả tuyệt vời cho bất cứ mùa nào trong năm.
“Dưới trăng quyên đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” - trong đầu Vân thi thoảng vẫn văng vẳng hai câu thơ học từ hồi nhỏ ấy, chẳng cứ phải hè đến hay thu sang. Có lẽ bởi hình ảnh đẹp của bài thơ, và cũng bởi nó nhắc nhớ tới khóm lựu bên chái nhà Vân. Hoa lựu rồi sẽ kết thành quả lựu với những hạt hồng hồng trong suốt, đẹp tinh khiết như những hạt ngọc - một trong những loại trái cây có lợi cho sức khỏe nhất thế giới.
“Lửa lựu lập lòe đơm bông”
Quả lựu - biểu tượng của tình dục xưa và nay?
Lựu (còn gọi là thạch lựu, nhược lựu) không phải là cây được trồng quá phổ biến nhưng không đến nỗi khó tìm. Ít ra thì trong xóm nhà Vân cũng đã có nhà Vân và nhà cu Tiến trồng tổng cộng 5 cây lựu. Nhà Vân chỉ có một cây, trồng coi như làm cảnh và bố mẹ Vân cũng không mấy để ý tới tác dụng của nó. Thế nhưng nhà Tiến có ông nội chuyên bốc thuốc đông y, ông chăm chút 4 cây lựu trong khu vườn sum suê của ông lắm. Từ khi Vân còn nhỏ, đã nghe nói ông của Tiến sử dụng cả lá, hoa, vỏ quả, rễ lựu làm thuốc chữa các bệnh chảy máu cam, viêm tai giữa, làm ấm phổi, trị quai bị, đau răng, chốc đầu trĩ…
Vân nhớ nhất lần thằng Hòa - em Vân bị chảy máu cam trong khi bố mẹ đi làm vắng nhà. Vân đã cuống quýt lau, bịt lỗ mũi thằng em nhưng vẫn không hết được. Không biết xoay xở thế nào, Vân chợt nhớ tới ông của Tiến bèn cõng em sấp ngửa chạy tới nhà ông. Nhìn thấy cảnh tượng ấy, ông biết ngay chuyện gì xảy ra. Vân chỉ thấy ông vội vã vào nhà lấy ra một lọ bột khô rồi thổi vào lỗ mũi thằng em từng ít một. Lạ thay, chỉ sau một hai lần thổi là thằng Hòa không bị chảy máu thêm nữa.
Vân tò mò hỏi ông về vị thuốc, ông cười rồi bảo: “Vị thuốc này ở ngay chái hiên nhà cháu đấy. Để ông dạy cho rồi về cháu tự làm, dễ thôi mà”. Vừa nói, ông vừa ra vườn hái về một bông lựu đang xòe nở và giảng giải: “Hoa thạch lựu đấy, nó có thể trị các vết thương chảy máu, viêm tai giữa, làm ấm phổi, tiêu hóa tốt. Như em cháu bị chứng chảy máu cam lâu dứt, cháu chỉ cần lấy hoa lựu phơi khô, tán thành bột mịn, mỗi lần bị thì thổi vào lỗ mũi một ít. Còn đứa nào bị đau tai do viêm tai giữa hoặc đau răng thì lấy 30g hoa lựu, nấu uống thay trà. Những ai mắc chứng nóng trong người, tiêu hóa không tốt, bụng dạ hay đau thì lấy 20g hoa lựu, 20g hoa đỗ quyên, nấu trà uống”.
Ông bảo, nhiều người chỉ biết ăn quả lựu là hết, chứ không biết những tác dụng tuyệt vời khác của cây lựu. Lá lựu cũng tốt lắm. Dùng lá lựu giã nát đắp lên các vết thương bầm tím, tụ máu sẽ giúp làm tan nhanh chỗ máu bị tụ. Trẻ con bị chốc đầu, thủy đậu, nấu lá thạch lựu để rửa sẽ chóng khỏi và lên da non. Rễ cây lựu lại có tác dụng chữa tiêu chảy, sát khuẩn. Dùng rễ lựu sắc đặc uống có tác dụng trị chứng cam răng, chảy máu cam, cam mũi, ra khí hư nhiều. Tuy nhiên, phải hết sức lưu ý là những người mắc chứng đau bụng đi ngoài vừa khỏi và người bị bệnh táo bón không dùng được những vị thuốc từ cây lựu.
Khi hoa lựu thành quả chín rồi thì vỏ quả lựu cũng thành vị thuốc tốt, giúp cầm máu, trị đau bụng do giun, hắc lào, ghẻ, trĩ ra máu, khí hư… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bóc vỏ quả lựu một cách khéo léo, “nhất là trẻ con chúng mày thì bóc vô tội vạ”. Ông vừa cười vừa mắng yêu. Rồi ông lại kiên nhẫn dặn dò: “Muốn bổ lựu thì rạch vỏ theo phần tư của quả, sau đó tách quả ra theo vết cắt hoặc vết rạch đó. Lấy một cái bát sâu và to rồi nhẹ nhàng tách hạt vào bát bằng tay. Đồng thời tách cả ruột và vỏ ra. Nếu khó quá thì bổ quả ra làm tư cũng được. Tách vỏ được rồi thì lấy vỏ lựu để riêng làm thuốc rất tốt”.
Những câu chuyện về cây lựu với ông đã trở thành một phần ký ức được vận dụng cho hiện tại của Vân. Biết rằng vỏ lựu ninh với đường trắng, ăn vào sẽ giúp trị trĩ ngoại, khí hư, Vân đã có thêm một kỹ năng để giữ gìn sức khỏe cho mình. Bạn bè chẳng may bị băng huyết, Vân cũng có kinh nghiệm rất dễ làm theo để mách bạn: Lấy 90g vỏ quả lựu sắc với nước uống cùng mật ong. Trị chứng tiêu chảy thì lấy 15 - 30g vỏ quả thạch lựu, sắc cùng đường đỏ uống.
Tất cả những gì đã nhắc tới ở phần trên mới chỉ là các phần khác của cây lựu, còn quả lựu - “nhân vật chính” của cây lựu vẫn còn là câu chuyện ở phía sau.
Quả lựu - biểu tượng của tình dục xưa và nay?
Lựu từng được tôn thờ như một biểu tượng ẩm thực của nữ thần Aphrodite. Một số người cho rằng, trái cấm của Kinh Thánh không phải là một quả táo, mà là lựu. Trong truyền thuyết phương Tây, kỳ lân trong thần thoại được cột vào một cây lựu. Từ những ngày khi bắt đầu có chữ viết, quả lựu đã gây ấn tượng như là một biểu tượng của tình dục, xuất hiện trong các tác phẩm thơ của các nhà văn lớn từ Hô-me-rơ đến Shakespeare.
Quả lựu còn được xem là một chất chống oxy hóa tốt nhất. Dường như lợi ích của các chất chống oxy hóa đã giúp cho lựu trở thành phương thuốc kích thích khoái cảm tình dục nổi tiếng.
Ngoài công dụng làm thuốc, quả lựu còn có tác dụng làm đẹp rất hữu hiệu. Quả chứa vitamin C, vitamin E, beta caroten, kẽm, selen và polyphenol, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây lão hóa, các bệnh tim mạch, bệnh Azheimer và cả ung thư. Các chất chống oxy hoá, bảo vệ tế bào có hiệu lực lớn hơn 3 - 4 lần cao như trà xanh hoặc rượu vang đỏ.
Quả lựu phơi khô, tán bột mịn, mỗi lần uống từ 10 - 20g với nước cơm, rất hiệu quả để chữa kiết lỵ. Ai chẳng may bị quai bị, chỉ cần lấy 1-2 quả lựu tươi, bóc lấy hạt nghiền nát. Cho vào nước sôi ngâm khoảng 30 phút rồi lọc lấy nước ngậm, súc miệng ngày vài lần.
Mới đây, Vân đọc thấy công dụng của quả lựu với quá trình lão hóa và sức khỏe vợ chồng, một lần nữa lại được khẳng định. Rất nhiều bản tin đã truyền đi tin tức về nghiên cứu trên quả lựu của các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Probelte Bio ở Murcia, Tây Ban Nha. Theo đó, quả lựu có tác dụng tăng cường đời sống tình dục và giúp con người lưu giữ vẻ thanh xuân lâu dài. Sử dụng một số lượng quả lựu đều đặn hàng ngày có thể làm chậm quá trình lão hóa của ADN.
Công trình nghiên cứu công phu này đã sử dụng chiết xuất từ quả lựu, bao gồm cả vỏ, ruột xốp và hạt cho 60 tình nguyện viên dùng mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể của những tình nguyện viên và phát hiện ra sự giảm đáng kể những dấu hiệu liên quan đến tổn thương tế bào, có thể gây ra suy não, cơ bắp, gan và chức năng thận cũng như các tác động lão hóa trên da, nguyên nhân là do các hoạt chất trong quả lựu đã làm chậm quá trình oxy hóa trong các tế bào.
Tiến sĩ Sergio Streitenberger, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng về kết quả nghiên cứu và chúng tôi tin rằng, thường xuyên ăn lựu có thể làm chậm quá trình oxy hóa AND. Lão hóa là một quá trình tự nhiên, gây tổn hại đến cơ thể và thật bất ngờ khi loại trái cây này lại có thể bảo vệ con người trước điều đó”.
Chất polyphenol được tìm thấy nhiều trong lựu không chỉ cải thiện sự lưu thông máu đến tim mà còn đến các bộ phận khác trên cơ thể. Những người đàn ông uống nước lựu trong 4 tuần thì sẽ cải thiện sự cương dương. Trong một số trường hợp, có vẻ như có sự liên hệ giữa huyết áp cao và rối loạn cương dương. Vì thế, thực hiện chế độ ăn uống giúp giảm huyết áp cũng đồng thời có thể giúp cải thiện chức năng cương dương. Bí mật này, Vân nhất định sẽ chia sẻ với người bạn đời của mình.
Giờ đây, trở thành một phụ nữ hiện đại, sống ở thành phố với những thông tin đầy đủ hơn về thứ quả dân dã gần gũi của mình, Vân lại càng thường xuyên sử dụng lựu. Từ những ly cocktail cho đến món tráng miệng ưa thích hàng ngày, Vân đều cố ý thêm một phần lựu vào đó. Vài hạt lựu trong ly rượu sâm banh đã đủ để tạo thành loại cocktail đơn giản. Nước ép lựu là món không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của Vân. Từng ấy lý do đủ lý giải cho vẻ thanh xuân đầy sức sống của người phụ nữ đã cận kề tuổi trung niên ấy.
Quả lựu - biểu tượng của tình dục xưa và nay?
Lựu (còn gọi là thạch lựu, nhược lựu) không phải là cây được trồng quá phổ biến nhưng không đến nỗi khó tìm. Ít ra thì trong xóm nhà Vân cũng đã có nhà Vân và nhà cu Tiến trồng tổng cộng 5 cây lựu. Nhà Vân chỉ có một cây, trồng coi như làm cảnh và bố mẹ Vân cũng không mấy để ý tới tác dụng của nó. Thế nhưng nhà Tiến có ông nội chuyên bốc thuốc đông y, ông chăm chút 4 cây lựu trong khu vườn sum suê của ông lắm. Từ khi Vân còn nhỏ, đã nghe nói ông của Tiến sử dụng cả lá, hoa, vỏ quả, rễ lựu làm thuốc chữa các bệnh chảy máu cam, viêm tai giữa, làm ấm phổi, trị quai bị, đau răng, chốc đầu trĩ…
Vân nhớ nhất lần thằng Hòa - em Vân bị chảy máu cam trong khi bố mẹ đi làm vắng nhà. Vân đã cuống quýt lau, bịt lỗ mũi thằng em nhưng vẫn không hết được. Không biết xoay xở thế nào, Vân chợt nhớ tới ông của Tiến bèn cõng em sấp ngửa chạy tới nhà ông. Nhìn thấy cảnh tượng ấy, ông biết ngay chuyện gì xảy ra. Vân chỉ thấy ông vội vã vào nhà lấy ra một lọ bột khô rồi thổi vào lỗ mũi thằng em từng ít một. Lạ thay, chỉ sau một hai lần thổi là thằng Hòa không bị chảy máu thêm nữa.
Vân tò mò hỏi ông về vị thuốc, ông cười rồi bảo: “Vị thuốc này ở ngay chái hiên nhà cháu đấy. Để ông dạy cho rồi về cháu tự làm, dễ thôi mà”. Vừa nói, ông vừa ra vườn hái về một bông lựu đang xòe nở và giảng giải: “Hoa thạch lựu đấy, nó có thể trị các vết thương chảy máu, viêm tai giữa, làm ấm phổi, tiêu hóa tốt. Như em cháu bị chứng chảy máu cam lâu dứt, cháu chỉ cần lấy hoa lựu phơi khô, tán thành bột mịn, mỗi lần bị thì thổi vào lỗ mũi một ít. Còn đứa nào bị đau tai do viêm tai giữa hoặc đau răng thì lấy 30g hoa lựu, nấu uống thay trà. Những ai mắc chứng nóng trong người, tiêu hóa không tốt, bụng dạ hay đau thì lấy 20g hoa lựu, 20g hoa đỗ quyên, nấu trà uống”.
Ông bảo, nhiều người chỉ biết ăn quả lựu là hết, chứ không biết những tác dụng tuyệt vời khác của cây lựu. Lá lựu cũng tốt lắm. Dùng lá lựu giã nát đắp lên các vết thương bầm tím, tụ máu sẽ giúp làm tan nhanh chỗ máu bị tụ. Trẻ con bị chốc đầu, thủy đậu, nấu lá thạch lựu để rửa sẽ chóng khỏi và lên da non. Rễ cây lựu lại có tác dụng chữa tiêu chảy, sát khuẩn. Dùng rễ lựu sắc đặc uống có tác dụng trị chứng cam răng, chảy máu cam, cam mũi, ra khí hư nhiều. Tuy nhiên, phải hết sức lưu ý là những người mắc chứng đau bụng đi ngoài vừa khỏi và người bị bệnh táo bón không dùng được những vị thuốc từ cây lựu.
Khi hoa lựu thành quả chín rồi thì vỏ quả lựu cũng thành vị thuốc tốt, giúp cầm máu, trị đau bụng do giun, hắc lào, ghẻ, trĩ ra máu, khí hư… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bóc vỏ quả lựu một cách khéo léo, “nhất là trẻ con chúng mày thì bóc vô tội vạ”. Ông vừa cười vừa mắng yêu. Rồi ông lại kiên nhẫn dặn dò: “Muốn bổ lựu thì rạch vỏ theo phần tư của quả, sau đó tách quả ra theo vết cắt hoặc vết rạch đó. Lấy một cái bát sâu và to rồi nhẹ nhàng tách hạt vào bát bằng tay. Đồng thời tách cả ruột và vỏ ra. Nếu khó quá thì bổ quả ra làm tư cũng được. Tách vỏ được rồi thì lấy vỏ lựu để riêng làm thuốc rất tốt”.
Những câu chuyện về cây lựu với ông đã trở thành một phần ký ức được vận dụng cho hiện tại của Vân. Biết rằng vỏ lựu ninh với đường trắng, ăn vào sẽ giúp trị trĩ ngoại, khí hư, Vân đã có thêm một kỹ năng để giữ gìn sức khỏe cho mình. Bạn bè chẳng may bị băng huyết, Vân cũng có kinh nghiệm rất dễ làm theo để mách bạn: Lấy 90g vỏ quả lựu sắc với nước uống cùng mật ong. Trị chứng tiêu chảy thì lấy 15 - 30g vỏ quả thạch lựu, sắc cùng đường đỏ uống.
Tất cả những gì đã nhắc tới ở phần trên mới chỉ là các phần khác của cây lựu, còn quả lựu - “nhân vật chính” của cây lựu vẫn còn là câu chuyện ở phía sau.
Quả lựu - biểu tượng của tình dục xưa và nay?
Lựu từng được tôn thờ như một biểu tượng ẩm thực của nữ thần Aphrodite. Một số người cho rằng, trái cấm của Kinh Thánh không phải là một quả táo, mà là lựu. Trong truyền thuyết phương Tây, kỳ lân trong thần thoại được cột vào một cây lựu. Từ những ngày khi bắt đầu có chữ viết, quả lựu đã gây ấn tượng như là một biểu tượng của tình dục, xuất hiện trong các tác phẩm thơ của các nhà văn lớn từ Hô-me-rơ đến Shakespeare.
Quả lựu còn được xem là một chất chống oxy hóa tốt nhất. Dường như lợi ích của các chất chống oxy hóa đã giúp cho lựu trở thành phương thuốc kích thích khoái cảm tình dục nổi tiếng.
Ngoài công dụng làm thuốc, quả lựu còn có tác dụng làm đẹp rất hữu hiệu. Quả chứa vitamin C, vitamin E, beta caroten, kẽm, selen và polyphenol, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây lão hóa, các bệnh tim mạch, bệnh Azheimer và cả ung thư. Các chất chống oxy hoá, bảo vệ tế bào có hiệu lực lớn hơn 3 - 4 lần cao như trà xanh hoặc rượu vang đỏ.
Quả lựu phơi khô, tán bột mịn, mỗi lần uống từ 10 - 20g với nước cơm, rất hiệu quả để chữa kiết lỵ. Ai chẳng may bị quai bị, chỉ cần lấy 1-2 quả lựu tươi, bóc lấy hạt nghiền nát. Cho vào nước sôi ngâm khoảng 30 phút rồi lọc lấy nước ngậm, súc miệng ngày vài lần.
Mới đây, Vân đọc thấy công dụng của quả lựu với quá trình lão hóa và sức khỏe vợ chồng, một lần nữa lại được khẳng định. Rất nhiều bản tin đã truyền đi tin tức về nghiên cứu trên quả lựu của các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Probelte Bio ở Murcia, Tây Ban Nha. Theo đó, quả lựu có tác dụng tăng cường đời sống tình dục và giúp con người lưu giữ vẻ thanh xuân lâu dài. Sử dụng một số lượng quả lựu đều đặn hàng ngày có thể làm chậm quá trình lão hóa của ADN.
Công trình nghiên cứu công phu này đã sử dụng chiết xuất từ quả lựu, bao gồm cả vỏ, ruột xốp và hạt cho 60 tình nguyện viên dùng mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể của những tình nguyện viên và phát hiện ra sự giảm đáng kể những dấu hiệu liên quan đến tổn thương tế bào, có thể gây ra suy não, cơ bắp, gan và chức năng thận cũng như các tác động lão hóa trên da, nguyên nhân là do các hoạt chất trong quả lựu đã làm chậm quá trình oxy hóa trong các tế bào.
Tiến sĩ Sergio Streitenberger, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng về kết quả nghiên cứu và chúng tôi tin rằng, thường xuyên ăn lựu có thể làm chậm quá trình oxy hóa AND. Lão hóa là một quá trình tự nhiên, gây tổn hại đến cơ thể và thật bất ngờ khi loại trái cây này lại có thể bảo vệ con người trước điều đó”.
Chất polyphenol được tìm thấy nhiều trong lựu không chỉ cải thiện sự lưu thông máu đến tim mà còn đến các bộ phận khác trên cơ thể. Những người đàn ông uống nước lựu trong 4 tuần thì sẽ cải thiện sự cương dương. Trong một số trường hợp, có vẻ như có sự liên hệ giữa huyết áp cao và rối loạn cương dương. Vì thế, thực hiện chế độ ăn uống giúp giảm huyết áp cũng đồng thời có thể giúp cải thiện chức năng cương dương. Bí mật này, Vân nhất định sẽ chia sẻ với người bạn đời của mình.
Giờ đây, trở thành một phụ nữ hiện đại, sống ở thành phố với những thông tin đầy đủ hơn về thứ quả dân dã gần gũi của mình, Vân lại càng thường xuyên sử dụng lựu. Từ những ly cocktail cho đến món tráng miệng ưa thích hàng ngày, Vân đều cố ý thêm một phần lựu vào đó. Vài hạt lựu trong ly rượu sâm banh đã đủ để tạo thành loại cocktail đơn giản. Nước ép lựu là món không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của Vân. Từng ấy lý do đủ lý giải cho vẻ thanh xuân đầy sức sống của người phụ nữ đã cận kề tuổi trung niên ấy.
sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét