Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Ryokan - Nhà trọ truyền thống Nhật Bản


Ở Nhật có một câu thành ngữ: “Go ni itte wa go ni shitagae”, có thể hiểu là “nhập gia tùy tục”. Bước vào một ryokan, bạn sẽ được trải nghiệm một không gian riêng, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Giờ mở cửa đón khách phổ biến nhất ở các ryokan là 3 giờ chiều…



Seppuku - Nghi thức tự sát của võ sĩ đạo


Khi bạn xem một bộ phim để khám phá hết cái hay của nó thì chúng ta cần hiểu người tạo ra bộ phim muốn đưa người xem về đâu, muốn chia sẻ suy nghĩ gì. Phim của các nước khác thường có phần giải thích nguyên nhân vì sao các nhân vật đi đến những suy nghĩ như trong phim. Nhưng phim Nhật đôi khi rất kiệm lời và ít chú ý giải thích điều đó. Có rất nhiều người hỏi tôi vì sao các nhân vật trong phim lại có những suy nghĩ cực đoan như trong phim cả về cái chết và văn hóa sex. Họ không đồng tình với ý nghĩ đó và thấy nó không hay… Vì thế mục đích tôi viết bài này là để chia sẻ một số điều mình biết về cách suy nghĩ của người Nhật về cái chết. Tôi không phải là nhà nghiên cứu văn hóa Nhật, những điều tôi viết dưới đây chỉ là những hiểu biết có giới hạn về văn hóa Nhật mà thôi, tuy có tham khảo qua một số sách báo nói về tâm lý người Nhật nhưng chắc không tránh khỏi một số thiếu sót, mong các bạn thông cảm…





Quan niệm về cái chết đối với người Nhật khá cực đoan, nhưng nếu tìm hiểu kỹ càng về văn hóa Nhật, bạn cảm nhận được điều đó không cực đoan mà còn có một ý nghĩa đặc biệt. Quốc hoa của người Nhật là hoa anh đào (sakura) và không phải ngẫu nhiên mà người Nhật lại chọn loài hoa này làm vật tượng trưng cho cái đẹp của đất nước mình. Người Nhật tìm được sự tương đồng của mình với hao anh đào vậy: tinh tế, và biết rụng rơi khi hương sắc vẫn đang tuyệt mĩ nhất. Mọi việc đều có nguyên nhân của nó nên không phải tự nhiên người Nhật lại có ý nghĩ như thế, quan niệm này sẽ được giải thích thông qua hoàn cảnh sống của người Nhật.



Không biết bạn biết các vấn đề tôi liệt kê dưới đây về cách người Nhật đối diện với cái chết chưa:

- Võ sĩ vào trận chỉ một là chiến thắng hai là mổ bụng tự sát (harakiri, sappuku).

Hoa đèn lồng Nhật Bản





Ẩn trú trong những lùm cỏ hoặc các đầm lầy tự nhiên song nơi ẩn nấp quen thuộc nhất của loài đom đóm ưa đêm này lại chính là những bông hoa. Một loài hoa mà đom đóm ưa thích giấu mình nhất có tên gọi Việt Nam là “hoa đèn lồng” với đài hoa tạo thành một chiếc đèn lồng úp xuống phía mặt đất, thuộc họ Hoa Chuông, có màu tím – hồng hay trắng, phổ biến ở phía Bắc bán cầu. Tại Nhật Bản, đây là một trong những loài hoa của mùa hè. Người Nhật luôn thể hiện tình yêu mạnh mẽ của mình với thiên nhiên, môi trường nên vì thế mà tại Nhật Bản, loài hoa đèn lồng cũng được đặc biệt được yêu thích bởi vẻ đẹp tao nhã của nó.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Cá chép: những món ăn ngon và bổ





Cá chép thường sống trong môi trường ao hồ, sông ngòi, kênh rạch. Thịt cá màu trắng, mình dày, béo, mùi vị thơm ngon hơn so với nhiều loài cá nước ngọt khác.


Theo đông y, cá chép vị ngọt, tính bình, có tác dụng hạ thủy, lợi tiểu, ra mồ hôi, dứt hen, giảm ho, lợi sữa… Cá chép dễ kết hợp với các gia vị để thành những món ăn ngon và bổ. Dưới đây là những món ăn từ cá chép có thể giúp bạn chữa được một số bệnh.

Thuốc từ cá chép


Cá chép thịt dày và béo, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon..., không những là món ăn ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ




Trong Cương mục y học Trung Quốc có ghi: “Cá chép là dương tính trong âm tính, có lợi cho tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh, nướng lên thì hỏa hóa, có phát phong hàn, bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy”.

Các bà nội trợ có thể dễ dàng chế biến các món ngon và bổ ích cho sức khỏe từ cá chép như sau:


- Cá chép hầm gạo nếp: 




Tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tì vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa. Cách làm: Cá chép một con 250 g, gừng một lát, gạo nếp 200 g. Cá luộc chín, tẩm rượu rồi cho gừng và ít táo vào nấu thành cháo nhừ.

- Canh cá chép với táo: 

Bún cá sứa Nha Trang tuyệt ngon



Sứa để làm bún sứa là loại nhỏ bằng đầu ngón chân cái hoặc ngón tay cái, màu trắng đục, thành dày, nhìn giống như cơm trái dừa nước. Loại sứa này do các ngư dân vớt tận các đảo xa. Không nên lẫn lộn với các loại sứa thường gây ngứa.




Nước dùng được nấu bằng cá liệt, loại cá chỉ lớn chừng ba ngón tay phần đuôi thắt lại trông như cái nơ nhỏ, không xương nhỏ và ngọt lừ. Ngoài ra còn có chả cá bao gồm các loại cá trứ danh: thu, nhồng, đối… được lóc xương lấy thịt quết đến nhuyễn và dai, sau đó vo thành viên nhỏ rồi hấp chín. Khi ăn, chỉ cần lấy bún, rau ghém, sứa đã rửa sạch và vài viên chả cá cho vào tô, chan nước dùng nóng hổi là đã thành tô bún ngọt vị cá, giòn tươi từng miếng sứa.




Món bún sứa xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng bún sứa Nha Trang là nổi tiếng nhất. Người dân biển xa quê lâu ngày, trở về Nha Trang  nhất định phải tìm bún sứa, không câu nệ phải tìm đến những nơi nổi tiếng, bởi vì bản chất của món bún này đã đậm đà vị biển – hương vị quê nhà lắm rồi. Cách nấu bún sứa mang đậm văn hóa ẩm thực của miền Trung quanh năm rì rầm sóng biển, vốn chỉ nấu nước dùng bằng các loại cá, không dùng thịt, các nguyên phụ liệu khác cũng từ biển và hạn chế dùng quá nhiều gia vị. Cho nên tô bún sứa ngọt lừ nhưng vẫn thanh và không ngán. Bún sứa phải ăn nóng mới ngon. Ở các tiệm, bún đã được chần nước sôi, bỏ vào bát; được xếp lên trên mặt một lớp sứa, nước dùng được chan lên nóng hổi. Khi ăn, bỏ rau sống và giá vào tô, thêm một tí ớt dầu cho thật cay, cắn thêm một trái ớt hiểm thì càng ngon.




Không chỉ người từng sống ở Nha Trang, mà khách đến biển cũng không thể nào cưỡng lại sức hấp dẫn của tô bún sứa giản đơn ấy. Bởi vì chính sự giản đơn trong cách chế biến lại là nét đặc trưng nhất của ẩm thực xứ biển, vốn luôn muốn giữ lại hương vị thiên nhiên một cách toàn vẹn nhất.
Nếu hè này có dịp cùng gia đình về Nha Trang nghỉ mát, các bạn hãy tìm hai loại bún này để thưởng thức vị đậm đà khó quên nhé!


sưu tầm

Cá chép om dưa chua



Nấu gì hôm nay mời bạn cùng vào bếp để thực hiện món Cá chép om dưa chua. Đây là một món ăn rất dễ nấu và là đặc trưng của người miền Bắc.



Nguyên liệu




- 1 con cá chép (khoảng 1kg) làm sạch, cắt khúc, để ráo

- 250 g dưa cải chua




- 4 trái cà chua băm nhuyễn




- Hành lá xắt khúc, lấy đầu hành xắt sợi để trang trí

- Hành tím bào mỏng

- Ớt tươi, ớt xay, tiêu xay

- Gia vị: hạt nêm từ thịt thăn và xương ống, muối, dầu ăn

- Nước dưa cải muối



Thực hiện:


Bước 1: Ướp cá


Ướp cá chép với hành tím bào, tiêu, ½ muỗng cà phê ớt bột, chút xíu muối và 2 muỗng cà phê hạt nêm từ thịt thăn và xương ống cho thịt cá thêm thơm ngon, đậm đà. Ướp xong để khoảng 15 phút cho thấm.




Bước 2: Om cá


- Bắc nồi lên, cho một ít dầu vào phi hành tím cho thơm, cho cà chua vào xào, cho tiếp cải chua vào xào, cho thêm 1 ít nước dưa cải muối và một ít nước dùng vào. Nêm nếm với muối, hạt nêm từ thịt thăn và xương ống. Sau đó cho cá chép vào om chung, để lửa nhỏ cho đến khi cá chín và thấm gia vị.

- Cho cá, dưa cải ra dĩa. Trang trí thêm đầu hành, ớt đỏ.

- Món này nên dùng nóng với cơm nóng dọn kèm: dĩa bún, dĩa hành và thì là xắt khúc và chén nước mắm chấm ngon với ớt xắt lát.

Mách nhỏ:

- Cải chua vừa ăn là cải có màu vàng tươi, lá còn nguyên chưa bị nhũn.

- Nên om cá trên lửa riu riu, như vậy thịt cá chín sẽ thấm gia vị và ngon hơn.



sưu tầm

Canh nghêu chả cá thì là



Nghêu là một trong những loại hải sản được ưa chuộng bởi vị ngọt rất kích thích khẩu vị mà giá trị dinh dưỡng cao.



Nguyên liệu

- 200g thịt nghêu hoặc 2 kg nghêu ngâm nước cho sạch cát, nấu cho há miệng, gỡ thịt, nước nghêu lọc lại để nấu canh
- 150g chả cá thác lác
- 2 quả cà chua, rửa sạch, cắt múi
- 1 muỗng cà phê tỏi băm
- 50g thì là, rửa sạch, cắt nhỏ
- 1 ít hành lá cắt khúc
- 1 muỗng súp cơm mẻ, tán nhuyễn, rây mịn
- Dầu ăn, hạt nêm, nước mắm, tiêu, đường

Thực hiện

1. Chả cá quết dẻo với đầu hành trắng, 1 muỗng hạt nêm từ nấm và rong biển, ½ muỗng cà phê tiêu, 1muỗng cà phê nước mắm chấm ngon, 1 muỗng cà phê thì là cắt nhuyễn.




2. Đun nóng 1 muỗng súp dầu, phi thơm tỏi, cho cà chua vào xào, cho nước luộc nghêu vào nấu sôi, múc chả cá thả vào, nêm cơm mẻ, 1 muỗng súp hạt nêm từ nấm và rong biển, 2 muỗng cà phê nước mắm chấm ngon, 1 muỗng cà phê đường, nêm vừa miệng. Sau cùng cho thịt nghêu, thì là, hành lá vào, tắt bếp.


3. Múc ra tô, dùng nóng với bún hay cơm trắng. Dọn kèm với nước mắm ngon và ớt xắt lát.


Mách nhỏ: 

Thời gian luộc nghêu từ 3-4 phút. Luộc chín quá, thịt nghêu sẽ bị teo, khô và ăn mất ngọt. Vì nghêu đã có sẵn vị mặn nên khi chế biến các món ăn với nghêu không nên nêm muối.





Hướng dẫn nhanh

Thời gian luộc nghêu từ 3-4 phút. Luộc chín quá, thịt nghêu sẽ bị teo, khô và ăn mất ngọt. Vì nghêu đã có sẵn vị mặn nên khi chế biến các món ăn với nghêu không nên nêm muối.



sưu tầm

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong



Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300 kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5 m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.



Với chiều dài lên tới 3,2 m và khối lượng lên tới 300 kg, cá tra dầu là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, chúng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong số các loài cá của sông Mekong. Ảnh: lugaluda.com.




Cá tra dầu sống ở hạ lưu sông Mekong thuộc địa phận Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Số lượng chúng giảm mạnh trong những năm gần đây bởi tình trạng đánh bắt quá mức, sự xuất hiện của các đập thủy điện và sự phá hủy môi trường sống. Ảnh: National Geographic.

Cá quả chữa mồ hôi trộm ở trẻ





Nếu con bạn mắc chứng ra mồ hôi trộm, hãy dùng cá quả nấu cho trẻ ăn, vừa bổ dưỡng vừa giúp chữa bệnh.


Cá quả, cá chuối (tên gọi ở miền Bắc) hay cá lóc (miền Nam), cá tràu (miền Trung) có giá trị sử dụng cao trong thực phẩm. Trong 100 gr phần ăn được của cá quả có 18,2% protid, 2,7% lipid, 90 mg% muối canxi, 2,2 mg% sắt và cung cấp cho cơ thể 100 calo.


Cá quả được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là lệ ngư, vị ngọt, tính bình, có tác dụng trừ phong, tiêu thũng, hạ hỏa, chống viêm. Kinh nghiệm dân gian thường dùng cá quả dưới dạng thức ăn – vị thuốc trong những trường hợp sau:




Chữa mồ hôi trộm: Cá quả 100 gr, rửa sạch nhớt bằng nước sôi, lóc lấy thịt, thái nhỏ, rán cho vàng thơm, nấu với 400 ml nước còn 100 ml, thêm muối cho đủ đậm, cho trẻ ăn cả cái lẫn nước trong một ngày. Dùng ba ngày.


Chữa phù thũng ở trẻ nhỏ (cam sũng): Cá quả một con làm sạch, chỉ lấy thịt, nấu nhừ với lá bìm bìm non hoặc lá dâu non 50 gr, bí đao hoặc hành trắng 50 gr. Ăn trong ngày đến khi đi tiểu được và nhẹ mặt.


Chữa lở ngứa kinh niên, lâu ngày không khỏi: Cá quả một con làm sạch, mổ bụng, bỏ hết ruột, nhồi đầy lá ké đầu ngựa vào, buộc chặt, rối lại lấy lá ké đầu ngựa bọc xung quanh, đốt lửa cho đến khi lớp lá ké cháy hết thì gỡ bỏ lá. Thái nhỏ thịt cá, ướp gia vị và muối đủ đậm, ăn hết trong một ngày. Dùng từ hai đến ba ngày.

Lá ké đầu ngựa


sưu tầm

Cá quả rim tiêu





Hãy trổ tài khéo léo của bạn trong những ngày cuối tuần với món cá quả rim tiêu thời gian chuẩn bị 20 phút, thời gian chế biến 30 phút dành cho 2 người


Nguyên liệu

- Cá quả: 1 con (khoảng 1kg)


- Mỡ nước: 80g

- Cà chua: 200g

- Hành tươi: 50g

- Rau mùi, thìa là, nước mắm, mì chính, hồ tiêu.


Cách làm

- Cá đánh sạch vẩy, bỏ mang và nội tạng, rửa sạch, cắt thành khúc, ướp tiêu, gia vị, nước mắm. Cà chua rửa sạch, bỏ hạt. Hành, rau mùi, thìa là, rửa sạch, thái nhỏ. Đun mỡ nóng già, cho cá vào rán vàng, chín đều, vớt cá ra và đun nước để rim cá.

- Cho cà chua vào xào qua, cho nước mắm, gia vị, nước, đun sôi rồi thả cá vào đun cho cá ngấm nước để có vị đậm đà. Hành mùi, thìa là phủ lên trên sao cho đẹp và đủ thơm. Rắc tiêu lên trên. Ăn nóng.




Mách nhỏ

- Cá quả rim tiêu, thịt cá dai, thơm, mềm nhưng không nát, nước rim ngọt và hơi cay của vị tiêu, có màu đỏ của cà chua, màu xanh của hành, rau mùi, thìa là. Món này thường ăn với cơm nóng kèm theo các món rau.

Lẩu cá chép om dưa




Lẩu cá chép om dưa là một món ăn bổ dưỡng và mát, thích hợp cho những ngày hè nóng nực.


Nguyên liệu:

  • 2kg bún 
  • 1kg cá chép 
  • 200g sườn 
  • 1 bát lớn dưa chua 
  • 4-5 quả cà chua 
  • Sả, gừng, hành khô 
  • Rau mùi tàu, hành tươi 
  • Thì là và các loại gia vị vừa đủ 
  • 1 quả ớt để trang trí 
  • Rau sống ăn kèm 




Cách làm:

1Cà chua rửa sạch, bổ cau. Sườn chặt khúc nhỏ, trùng qua nước nóng để khử mùi hôi. Dưa chua rửa sạch.

2Hành mỡ phi thơm, cho cà chua, sườn, dưa vào đảo đều đến khi chín tái, nêm một ít gia vị, nước mắm cho dậy mùi, đổ một lượng nước vừa đủ ăn vào nồi, nấu sôi. Vặn nhỏ lửa ninh khoảng 30 phút cho ra nước ngọt từ sườn.

3Cá rửa sạch, khía vài đường ở hai bên mình, uớp với gia vị và sả, gừng băm nhỏ, cho vào chảo rán qua. Đặt cá vào nồi lẩu, tạo dáng cá đang bơi.

4Đổ nồi nước sườn ninh với cà chua và dưa xung quanh con cá. Hành tươi, thì là rửa sạch, cắt khúc, cà chua và ớt tỉa hoa xếp vào nồi.

5Ăn kèm với bún và rau sống.



sưu tầm