Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Seppuku - Nghi thức tự sát của võ sĩ đạo


Khi bạn xem một bộ phim để khám phá hết cái hay của nó thì chúng ta cần hiểu người tạo ra bộ phim muốn đưa người xem về đâu, muốn chia sẻ suy nghĩ gì. Phim của các nước khác thường có phần giải thích nguyên nhân vì sao các nhân vật đi đến những suy nghĩ như trong phim. Nhưng phim Nhật đôi khi rất kiệm lời và ít chú ý giải thích điều đó. Có rất nhiều người hỏi tôi vì sao các nhân vật trong phim lại có những suy nghĩ cực đoan như trong phim cả về cái chết và văn hóa sex. Họ không đồng tình với ý nghĩ đó và thấy nó không hay… Vì thế mục đích tôi viết bài này là để chia sẻ một số điều mình biết về cách suy nghĩ của người Nhật về cái chết. Tôi không phải là nhà nghiên cứu văn hóa Nhật, những điều tôi viết dưới đây chỉ là những hiểu biết có giới hạn về văn hóa Nhật mà thôi, tuy có tham khảo qua một số sách báo nói về tâm lý người Nhật nhưng chắc không tránh khỏi một số thiếu sót, mong các bạn thông cảm…





Quan niệm về cái chết đối với người Nhật khá cực đoan, nhưng nếu tìm hiểu kỹ càng về văn hóa Nhật, bạn cảm nhận được điều đó không cực đoan mà còn có một ý nghĩa đặc biệt. Quốc hoa của người Nhật là hoa anh đào (sakura) và không phải ngẫu nhiên mà người Nhật lại chọn loài hoa này làm vật tượng trưng cho cái đẹp của đất nước mình. Người Nhật tìm được sự tương đồng của mình với hao anh đào vậy: tinh tế, và biết rụng rơi khi hương sắc vẫn đang tuyệt mĩ nhất. Mọi việc đều có nguyên nhân của nó nên không phải tự nhiên người Nhật lại có ý nghĩ như thế, quan niệm này sẽ được giải thích thông qua hoàn cảnh sống của người Nhật.



Không biết bạn biết các vấn đề tôi liệt kê dưới đây về cách người Nhật đối diện với cái chết chưa:

- Võ sĩ vào trận chỉ một là chiến thắng hai là mổ bụng tự sát (harakiri, sappuku).

- Người già Nhật Bản ngày xưa vào núi ở tuổi 70, chết trong núi để khỏi ảnh hưởng đến con cái (bạn có thể xem tác phẩm Truyện kể núi Narayama để rõ hơn vấn đề này).

- Nam nữ yêu nhau không lấy được nhau, rủ nhau đến vùng xa xôi nào đó, trao thân rồi cùng tự sát (xem truyện Tự sát ngày đính hôn).

- Các nhà văn Nhật Bản có truyền thống tự sát vì tuổi già sộc đến, cái đẹp họ suốt đời tìm kiếm đã rời xa. Cảm thức thẩm mĩ không cho phép họ níu kéo sự sống. Và họ muốn ra đi vào lúc trong lòng vẫn vẹn nguyên cái đẹp, và trong con mắt của mọi người họ đang được sự ngưỡng mộ nhất.

- Trong bối cảnh xưa, người Nhật không kiểm soát được việc phá thai. Nếu người mẹ sinh đứa con mà cảm thấy không nuôi nổi thì thường giết. Họ cho rằng thà để đứa con chết đi còn nhân đạo hơn để nó sống trong cực nhục…




Có thể lý giải nguyên nhân để người Nhật có những suy nghĩ như trên là do sự thích nghi với hoàn cảnh sống của họ:

1.Người Nhật sống trong vùng đất với thiên tai với động đất, núi lửa, sóng thần, bão tố. Cái chết xảy ra bất cứ lúc nào. Con người thường xuyên đối mặt với cái chết và vì vậy người ta hiểu giá trị của sự sống hơn bao giờ hết. Vì thế người Nhật chọn hoa anh đào là quốc hoa của mìnht , 1 loài hoa thoắt nở thoắt tàn. Chính vì cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp nhưng cũng giống như hoa anh đào quá mong manh khiến lòng người trở nên rất tinh tế và nhạy cảm hơn về cái chết và quan điểm cái chết ”đẹp”.


2.Qúa trình phát triển của nước Nhật trong lịch sửu có rất nhiều cuộc nội chiến , tranh đoạt quyền lực liên miên giữa các dòng họ dây ra tình trạng đất nước lúc nào cũng chìm trong không khí tang tóc và đau thương nên con người ta chấp nhận và đối diện với cái chết một cách bình tĩnh hơn, như một nỗi sợ hãi được tập dần thì bạn sẽ cảm thấy can đảm để đối diện với nó hơn

3. Về tôn giáo bản địa thì người Nhật bị ảnh hưởng bởi Thần đạo, Phật giáo, Thiền tôn thờ cái hư không, tính chất vô thường của cuộc sống ( Dứới đây là câu mở đầu truyện kể Heike: “Chuông đền Gion rung lên ngân trong trái tim mọi người luôn nhắc ta rằng tất cả đều phù du. Những bông hoa héo tàn của những cây bồ đề bên chiếc giường nơi Đức Phật nhập Niết Bàn đã làm chứng cho một chân lý: đời có thịnh ắt có suy…”.).

Và chính vì những lý do trên nên quan niệm của ngừoi Nhật về cái chết là họ hướng đến một cái chết ”đẹp”, một cái chết có ý nghĩa khi sự sống đã đến lúc phải kết thúc.Con người thấu hiểu sinh-tử là lẽ thường của mọi sự sống, là con người giác ngộ. Đồng thời cũng thấu hiểu quy luật của sự phát triển. Có thịnh ắt có suy và có sống ắt có chết , sự sống là không thể cưỡng cầu. Chính điều này làm người Nhật cảm thấy thật buồn cười cho những người cứ mong tìm thuốc trường sinh, hay nghiên cứu về gen chống lão hóa. Bởi vì người Nhật nghĩ mỗi thế hệ có nhận thức khác nhau, và tư duy con người tới lúc sẽ trở nên già cỗi bởi Tự Nhiên chỉ giao cho mỗi thế hệ làm được một chút gì đó rồi nhường lại cho thế hệ kế cận làm tiếp công việc của mình.

Cụ thể hơn là đến lúc nào đó tư duy của thế hệ trước sẽ cứng lại trước những đổi thay của xã hội, hoàn cảnh, không thể tiếp thu mọi tư tưởng mới. Từ đó dẫn đến tính bảo thủ tăng lên. Nếu thế hệ đó không chết đi, không ngã xuống thì sự bảo thủ sẽ gây trì trệ xã hội và làm chậm bước phát triển của đất nước và nhân loại. Vì thế cái chết là cần thiết để xã hội tiếp tục phát triển. Khi sự sống không còn hữu ích thì cái chết mang tới giá tric cao hơn.

Người Nhật tâm niệm rằng biết chết sẽ biết sống. Khi thường xuyên đối mặt với cái chết, được giáo dục về cái chết và sự mất mát, người ta sẽ yêu sự sống hơn, yêu những gì đang có và có ý thức giữ gìn nó hơn. Họ ý thứuvề cái chết để hiểu rõ giá trị của sự sống chứ không phải để ủ rũ và chìm trong thất vọng và sợ hãi.

Người Nhật nghĩ không sợ chết nên không có gì đáng sợ với người Nhật. Vì không sợ chết nên họ có thể vượt qua các nỗi sợ hãi khác kiềm chế sự phát triển của đất nước và thế giới. Họ đã sống hết mình bằng ý chí và sự nỗ lực tột cùng, tạo nên sự phát triển của Nhật rất nhanh để trở thành cường quốc.

Người Nhật có quan niệm về cái chết khá sâu sắc nên khi bạn xem phim bạn sẽ cảm nhận rất rõ về điều này ở cách họ đón nhận thông tin về cái chết, ở cách họ chấp nhận cuộc sống với cái chết đầy bản lĩnh, ở cách họ ra đi mà không muốn người bên cạnh mình đau khổ vì mình và ở ước mơ tươi sáng về một ngày mai luôn tươi đẹp.



sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét